6. Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ
quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật Tố cáo 2018 theo phân
công của người giải quyết tố cáo.
7. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải
có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố
cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Theo quy định tại Điều 35 Luật Tố
cáo 2018 và Điều 17 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP:
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả
xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh
ban hành kết luận nội dung tố cáo. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội
dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật đế xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp
luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự
thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến
nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần
thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
Trường
hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo thì ngoài các nội dung trên, người giải
quyết tố cáo phải kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc
không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm
quyền hoặc chỉ
đạo, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá
trình giải quyết tố cáo trước đó.
Chậm
nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người
giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan,
tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Bước
4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo
Theo
quy định tại Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP:
1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận
nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo
tiến hành việc xử lý như sau:
a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử
lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp
luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội
phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát
nhân dân có thẩm quyền đề xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả
xử lý.
Người giải quyết tố cáo có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp
theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.Trường hợp giao cho
cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận
nội dung tố cáo thì cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ hàng tháng báo
cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
kết luận nội dung tố cáo.
|